24/07/2024 | lượt xem: 4 Hiệu quả mô hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng Công tác tái hòa nhập cộng đồng là quá trình thực hiện tổng thể các biện pháp nhằm quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù được tái hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm và vi phạm pháp luật. Đây là một chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội đã và đang được thực hiện có hiệu quả trên địa bàn xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện vay vốn và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận. Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật. Đối với người chấp hành xong án phạt tù thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức vốn cho vay để đào tạo nghề tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù. Cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Với quyết tâm làm lại cuộc đời, giữa năm 2023, sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, anh Đoàn Văn Hậu, thôn Chi Long, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ bắt đầu khởi nghiệp bằng chăn nuôi. Với nguồn vốn 70 triệu đồng được vay từ chương trình Chấp hành xong án phạt tù để đầu tư mở rộng quy mô vườn nhãn Hương chi với khoảng 100 cây của gia đình anh đã hàng năm dự tính cho thu hoạch được khoảng trên 2 tấn quả. Khởi đầu có lãi đã giúp anh có thêm động lực để vươn lên. “Từ ngày chấp hành xong án phạt trở về địa phương, được tạo điều kiện vay vốn, tôi cũng phát triển chăn nuôi ngay và có đồng lãi để tiếp tục làm ăn, yên tâm trở lại cuộc sống bình thường” – anh Hậu chia sẻ. Anh Đoàn Văn Hậu thành công với mô hình trồng nhãn Với mong muốn giúp đỡ các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng tốt, PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ đã phối hợp với chính quyền địa phương, công an xã và các hội đoàn thể chính trị xã hội đẩy mạnh tuyên truyền về gương điển hình, các mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả để người chấp hành xong án phạt tù học tập, noi theo. Địa phương cũng khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ, dạy nghề, hỗ trợ vay vốn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án trở về địa phương. Từ đó nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải để các đối tượng có cuộc sống bình yên và tươi sáng hơn, sau khi khép lại những tháng ngày lao lý. Với những kết quả bước đầu mang lại lợi ích thiết thực, hiệu ứng xã hội cao, mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn xã Ngọc Long cần tiếp tục được nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn huyện Yên Mỹ, qua đó góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn./. Ngân hàng chính sách xã hội huyện
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VIỆT CƯỜNG, HUYỆN YÊN MỸ KHI ĐƯỢC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY NHÀ Ở XÃ HỘI
HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU VỰC THỊ TRẤN THUỘC DIỆN ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
Các chính sách mới từ chương trình cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở